Kỹ năng quản lý được OKVIP đề cập dưới đây sẽ giúp cho các bạn hoàn thành nhiệm vụ được giao một cách xuất sắc. Các tố chất này là nền tảng cơ bản mà người quản lý phải đạt được. Bạn có thể cần thời gian rèn luyện, nhưng với khối lượng công việc khổng lồ, trách nhiệm to lớn bạn bắt buộc phải đáp ứng được.
Giải đáp về vai trò của quản lý
Theo cách hiểu thông thường nhất, kỹ năng quản lý là khả năng của một người quản trị để điều phối công việc trong một đội nhóm. Chúng sẽ bao gồm việc bao quát nhiều nội dung như là: Nguồn lực, tài sản, công việc,…. Bên cạnh đó, người đứng đầu cũng là đại diện đứng ra giải quyết mọi vấn đề phát sinh khác.
Thường thì kỹ năng quản lý của một người dẫn dắt hình thành dựa trên 2 hình thức. Đầu tiên là do năng lực tự thân, còn được gọi là yếu tố bẩm sinh. Thứ hai là do học hỏi, rèn luyện và tôi luyện thành bản lĩnh, năng lực riêng của mình. Ở tình huống thứ 2, sự trưởng thành của một quản lý đến từ sự va vấp, việc xử lý tình huống thực tế.
Các kỹ năng quản lý bắt buộc
Kỹ năng quản lý này được thể hiện qua nhiều góc độ quyết định phá nhiều tới chị việc bạn có thể hoàn thành công việc dẫn dắt đội nhóm được hay không. Dưới đây là một số tố chất rất cần thiết mà bạn phải có được.
Biết lắng nghe
Một quản lý giỏi biết lắng nghe sẽ tạo ra cho nhân viên cảm giác được tôn trọng và ghi nhận. Khi cấp dưới cảm thấy ý kiến của họ được lắng nghe, họ dễ dàng chia sẻ suy nghĩ, giải trình khó khăn và đưa ra đề xuất của mình. Qua đó bạn vừa nắm bắt được tình hình thực tế trong công việc, lại vừa giúp nhân viên và lãnh đạo xích gần nhau hơn.
Lắng nghe hiệu quả sẽ là cơ sở cho bạn phát hiện các vấn đề bất thường đang diễn ra. Từ đó, người đứng đầu kịp thời đưa ra các giải pháp xử lý. Khả năng này cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết xung đột, giúp hiểu rõ nguyên nhân gốc rễ và đưa ra các biện pháp xử lý phù hợp.
Khả năng giám sát
Để hoàn thành nhiệm vụ, quản lý còn cần có kỹ năng làm việc cách thiết lập các mục tiêu rõ ràng, đồng thời theo dõi sát sao tiến độ thực hiện của từng nhân viên. Các bạn sử dụng công cụ và phương pháp giám sát phù hợp nhằm thu thập thông tin, đưa ra đánh giá kết quả công việc chi tiết.
Một giám sát tốt luôn công tâm trong mọi nhận định, kết luận. Từ đó, bạn đưa ra mức thưởng phạt công minh theo quy định. Quản lý cũng cần biết cách động viên, khích lệ tinh thần làm việc của tập thể, giúp mọi người cảm thấy tâm phục, khẩu phục.
Kỹ năng kết nối
Khi đã trở thành một quản lý thì nhiệm vụ kết nối các thành viên trong đội nhóm với nhau là mục tiêu số 1. Tập thể mạnh thì công việc mới có hiệu quả cao nhất. Chính vì thế, bạn phải quan sát, tìm hiểu để biết cách gắn kết từng thành viên trở thành một khối đoàn kết duy nhất.
Khéo léo đôn thúc
Việc thúc giục mọi người gia tăng tiến độ chất lượng công việc cần phải có kỹ thuật. Người quản lý nên đôn thúc một cách nhẹ nhàng, nhưng thuyết phục mục đích là không gây áp lực cho các thành viên đang thực hiện.
Mỗi cá nhân có những nhu cầu và động lực khác nhau, vì vậy việc bạn tạo ra các chương trình khen thưởng, công nhận và khuyến khích phù hợp là rất cần thiết. Quản lý nên nhạy cảm hơn để nắm bắt được khó khăn mà nhân viên đối mặt. Bạn hãy linh hoạt, giúp cấp dưới vượt qua thử thách của mình.
Kỹ năng quản lý trong tình huống xử lý mâu thuẫn
Tiếp đến chính là kỹ năng quản lý giải quyết mâu thuẫn, vấn đề phát sinh của người dẫn đầu. Với một tập thể đông người, không thể tránh khỏi những thành viên này sinh mâu thuẫn, tranh luận về công việc.
Thời điểm đó, quản lý phải là người công bằng ở giữa, nhìn nhận đúng sai, đưa ra hướng giải quyết tối ưu. Ở vị trí này, bạn không thể thiên vị, thiếu công bằng với bất cứ ai để tránh tạo ra làn sóng phản đối mạnh mẽ hơn.
Khả năng phân chia công việc
Người quản lý sẽ phải ôm một khối lượng công việc rất lớn, nếu không biết phân chia thì khả năng cao bị khủng hoảng. Người có năng lực sẽ biết phải cắt nhỏ công việc cho từng bộ phận, ưu tiên cho nhiệm vụ cần thiết trước.
Hầu như kỹ năng quản lý này phải tôi luyện theo thời gian. Sau mỗi lần nhận nhiệm vụ, bạn cần sắp xếp, tính toán và tự rút ra bài học cho mình.
Năng lực đối ngoại
Đối ngoại là khả năng phát hiện, kết nối và duy trì mối quan hệ tích cực với các đối tác. Họ có thể là khách hàng, nhà phân phối, nhà tài trợ hay đối tác kinh doanh,…. Đây là một kỹ năng quản lý quan trọng giúp tổ chức mở rộng tầm ảnh hưởng, tạo dựng uy tín,…
Bạn cần có khả năng giao tiếp với lý lẽ thuyết phục, nội dung mạch lạc. Đồng thời, quản lý còn biết lắng nghe và thấu hiểu các nhu cầu, mong muốn của đối tác. Nhờ thế mà đưa ra chiến lược hợp lý, nắm bắt triệt để thời cơ.
Những kỹ năng quản lý mà OKVIP vừa đề cập trên là cần thiết. Mặc dù công việc này khá vất vả, thế nhưng nếu bạn sở hữu đủ các tố chất như vậy thì việc dẫn dắt một đội nhóm sẽ dễ dàng vô cùng.